Những sai phạm thường gặp của các tổ chức hành nghề công chứng khi công chứng bản dịch

Tin Tức Dịch Thuật

Hiện nay, có một thực tế đang xảy ra là các tổ chức hành nghề công chứng không “mặn mà” với việc công chứng bản dịch. Các công chứng viên thường mắc các lỗi không đáng có, điều đó có thể gây ra các nguy cơ liên quan đến pháp luật cho người sử dụng dịch vụ này.

Sau đây là một số lỗi mà người thực hiện và người sử dụng dịch vụ công chứng bản dịch cần chú ý, để đảm bảo chất lượng cho tài liệu cũng như tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Chữ ký của công chứng viên

Đối với các bản dịch có nhiều trang, hầu hết chưa có đầy đủ chữ ký của người phiên dịch vào từng trang. Thậm chí, không có chữ ký của người phiên dịch và công chứng viên vào từng trang của bản dịch, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật Công chứng.

Sai quy cách đóng dấu

Không đóng chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải của từng trang hoặc chỉ đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải của trang đầu, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật Công chứng.

Bản dịch được đính kèm với bản sao của bản chính, nhưng không được đóng dấu giáp lai;

Tài liệu phải được đóng dấu theo quy định
Tài liệu phải được đóng dấu theo quy định

Lời công chứng không đúng mẫu

Lời chứng không đúng mẫu quy định tại Thông tư số 06/2015/TT-BTP như: thiếu các nội dung “Bản dịch này do ông (bà)….dịch từ tiếng …sang tiếng…”; “Bản dịch gồm …tờ…trang, lưu một bản tại Phòng công chứng số…tỉnh…”

Thực hiện sai các quy định về cộng tác viên dịch thuật

Đối với Hồ sơ của cộng tác viên phiên dịch: tổ chức hành nghề công chứng không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng không đầy đủ với các cộng tác viên. Hơn thế nữa, hồ sơ hợp đồng không lưu các văn bằng của từng cộng tác viên để chứng minh có trình độ ngoại ngữ phù hợp theo quy định tại Điều 61 Luật Công chứng.

Về việc thực hiện các quy định về niêm yết tại Trụ sở và thông báo cho Sở Tư pháp về danh sách cộng tác viên phiên dịch: Hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng chưa niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại Trụ sở theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP. Các TCHNCC cũng chưa thực hiện đầy đủ việc thông báo cho Sở Tư pháp về danh sách cộng tác viên phiên dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP.

Cộng tác viên dịch thuật không được đảm bảo quyền lợi
Cộng tác viên dịch thuật cần đảm bảo các quy định đã được ban hành

Lỗi công chứng

Các hồ sơ công chứng bản dịch nhưng không thực hiện việc công chứng, mà thực hiện chứng thực chữ ký của Người phiên dịch là thực hiện không đúng quy định tại Điều 61 Luật Công chứng năm 2014;

Gây nhiều tốn kém không đáng có cho người đi công chứng bản dịch

Hầu hết các bản đính kèm bản dịch trong hồ sơ đều là bản chứng thực. Điều này gây tốn kém, phiền hà cho người yêu cầu công chứng bản dịch. Vì theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: “bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến các sai phạm thường gặp của tổ chức hành nghề công chứng khi công chứng bản dịch được ghi nhận từ thực tiễn, xin được chia sẻ đến quý khách để có thêm nhiều thông tin hữu ích khi sử dụng dịch vụ này.

Hoạt Động Công Ty

Ý Kiến Khách Hàng

Ms.Phan Hạnh Hương: "Cảm ơn phiên dịch viên của Việt Uy Tín đã hoàn thành tốt bản dịch hợp đồng với các đối tác của chúng tôi"
Mr.Harada Kaitou: "翻訳有難うございました."
Christina Nguyễn:"Translation of Viet Uy Tin is really good. I am quite satisfactory about your service. Wish you the best day"
Viet Uy Tin has clear procedures for receiving requests and feedback. Resolve the request quickly. TINTRANS will be the best option if you can maintain this professional way. Thanks
Having cooperated with Viet Uy Tin for more than 2 years, I am completely satisfied and absolutely trust the quality of service

Dự Án Đã Hoàn Thành